Cây khôi nhung có tên khoa học Ardisia silvestris, các tên gọi khác Khôi nhung; Khôi tía; là một loài thực vật có hoa trong họ Anh thảo. Lá khôi được coi là cây dược liệu quý hiếm dùng để chữa các bệnh dạ dày và đau bụng,...
Cây Khôi (Khôi tía, Khôi nhung)
Tên tiếng Việt: Khôi, Lá khôi, Khôi tía, Chẩu mã thái (Tày)Tên khoa học: Ardisia sylvestris PitardHọ: Myrsinaceae (Đơn nem)Công dụng: Chữa đau dạ dày (Lá tán bột hoặc sắc uống). Rễ khô sắc uống bổ huyết, chữa lỵ ra máu, đau yết hầu.Cây lá khôi nhung có đặc điểm thuộc loại cây bụi, cao tới 2m, mọc thẳng đứng, thân rỗng xốp, ít phân nhánh, lá mọc so le, thường tập trung ở các nhánh bên và đầu ngọn; phiến lá thon, nguyên; mép có răng cưa, nhỏ, mịn, ngược dài từ 15 – 40 cm, rộng 6 – 10 cm; mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới tím, gân nổi hình mạng lưới. Đặc biệt, hoa mọc thành chùm, màu trắng pha hồng. Quả mọng khi chín màu đỏ. Mùa hoa tháng tháng 5 – 7, mùa quả tháng 7 – 9.
Hình ảnh cây Khôi tía ( Khôi nhung
A. Mô tả cây
- Cây khôi là một loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 1,5 – 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh hay không phân nhánh, gần trên ngọn có nhiều lá.
- Lá mọc so le, phiến là nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn, dài 25-40cm, rộng 60-10cm, mặt trên màu xanh mịn, mặt dưới màu tím, 2 mặt đều có lông mịn như nhung; gân nổi hình mạng lưới, có loại 2 mặt đều màu xanh.
- Hoa mọc thành chùm, dài 10-15cm, hoa rất nhỏ, đường kính 2-3mm, màu trắng pha hồng tím 5 lá đài 5 cánh hoa.
- Quả mọng, khi chín màu đỏ.
- Mùa hoa: tháng 5-7, mùa quả: tháng 7-9
- Có nhiều cây khôi khác nhau, có thứ như mô tả ở trên, có thứ hai mặt lá đều xanh. Kinh nghiệm thường chỉ dùng loại có lá mặt trên xanh như nhung, mặt dưới tím.
Nhận biết lá khôi tía tươi
Nhận biết dược liệu lá khôi tía khô
Nhận biết quả khôi tía
B. Phân bố, thu hái và chế biến- Cây khôi mọc hoang tại những khu rừng rậm miền thượng du các tỉnh Thanh Hóa (Thạch Thành-Ngọc Lặc-Lang Chánh), Nghệ An (Phủ Qùy), Ninh Bình (Nho Quan), Hà Tây (Ba Vì).
- Thường hái là và ngọn vào mùa hạ, phơi nắng cho tái rồi phơi và ủ trong râm.
- Hiện nay cây khôi được nhân dân các vùng núi phía bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc…. trồng nhiều vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa mang hiệu quả chữa bệnh.
- Làm giảm độ axit của dạ dày khỉ
- Làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ.
- Làm yếu sự co bóp của tim.
- Làm giảm sự hoạt động bình thường trên chuột bạch.
- Với liều 100g lá khôi trở xuống uống hằng ngày thì có thể từ đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn ngủ được.
- Nhưng với liều 250g/ngày thì làm bệnh nhân mệt mỏi, người uể oải, da tái xanh, sức khỏe xuống dần nếu tiếp tục uống.
Cây giống khôi tía
E. Cách dùng và liều dùng- Lá khôi còn là vị thuốc chữa đau dạ dày trong nhân dân.
- Việc sử dụng này xuất phát từ kinh nghiệm của Phân hội đông y Thanh Hóa dựa trên kinh nghiệm dùng của một vùng dân tộc dùng lá cây này chữa đau bụng. Nhưng bao giờ cũng dùng phối hợp với những vị bồ công anh (Lactuca indica), khổ sâm (Croton tonkinensis).
- Kết quả hiện chưa thống nhất, có người nói khỏi nhưng cũng có những người uống vào thấy mệt mỏi, đầy bụng khó chịu. Nhưng hiện nay cây lá khôi thành câu chuyện cửa miệng của những người tìm thuốc đau dạ dày cho nên chúng tôi giới thiệu ở đây những hiểu biết hiện nay về cây này để tham khảo. Còn cần nghiên cứu thêm nhiều mới có kết luận chắc chắn.
- Liều dùng hàng ngày: 40-80g sắc uống phối hợp với các vị thuốc khác.
Cây khôi tía trong tự nhiên
Đơn thuốc có lá khôi- Nhân dân miền ngược vùng Lang Chánh, Ngọc Lặc tỉnh Thanh hoá thường dùng lá Khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng. Hội Đông y Thanh Hoá đã kếp hợp dùng lá Khôi (80g), lá Bồ công anh (40g) và lá Khổ sâm (12g) sắc uống chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá Cam thảo dây (20g). Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ An cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày.
- Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ.
- Đồng bào Dao dùng rễ cây Khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.
Tôi là PGS. Tiến sỹ Sinh học Ngô Đức Phương – Chuyên gia giám định thực vật, Viện trưởng Viện Thuốc Nam. Tôi đam mê tìm kiếm, nghiên cứu phát triển và bảo tồn các loài thực vật – cây thuốc Việt Nam. Hy vọng nội dung bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích.